Thiết kế thực đơn là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong những cơ sở kinh doanh ẩm thực. Không đơn thuần chỉ là phương tiện cung cấp thông tin món ăn đến khách hàng, thực đơn còn là nơi thể hiện phong cách riêng của nhà hàng, tạo ấn tượng đối với khách hàng.
Tìm hiểu về Thiết kế thực đơn
Thực đơn hay menu thực chất là chỉ một bảng ghi, bản liệt kê lại tên những món ăn, thức uống có trong bữa ăn. Mục đích của thực đơn nhằm đảm bảo số lượng món ăn và chất lượng bữa ăn phù hợp với tính chất bữa ăn trên cơ sở đã được dự trù, tính toán trước đó đối với mỗi yêu cầu về bữa ăn.
Thực đơn ghi các món có trong bữa ăn, bữa tiệc, banquet các món có thể phục vụ, các món dự định phục vụ hay là các món ăn có sẵn để thực hành lựa chọn để được phục vụ theo yêu cầu và đáp ứng yêu cầu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và thực đơn còn phải cần đối sao cho phù hợp với khẩu vị người ăn.
Những kiểu thiết kế thực đơn phổ biến hiện nay
Tùy vào hình thức quán ăn, nhà hàng, khách sạn sẽ phục vụ các loại thực đơn khác nhau. Hoặc tùy vào hình thức buổi tiệc, mà khách hàng sẽ lựa chọn kiểu thực đơn phù hợp. Thông thường sẽ có 4 kiểu thực đơn như sau:
- Thực đơn theo món ( À la carte )
À la carte là tên tiếng Pháp có nghĩa là thực đơn theo món. Đây là kiểu thực đơn bao gồm danh sách những món ăn từ khai vị cho đến tráng miệng. Các món ăn có kèm giá riêng biệt và được sắp xếp theo danh mục để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Với thiết kế thực đơn này, khách hàng sẽ rất dễ dàng để lựa chọn được những món ăn theo sở thích của mình. Trước đây, kiểu thực đơn theo món thường được áp dụng trong món Âu và có khoảng 120 món nhưng ngày nay các món Á cũng được trình bày theo kiểu này và số lượng món giảm xuống chỉ còn khoảng 40 hoặc 25 món thậm chí là ít hơn.
Thiết kế thực đơn theo món thông thường sẽ được nhóm lại theo các danh mục món ăn sau: khai vị, súp, món cá, món nướng, món chính, món rau, salad, tráng miệng, đồ uống… và tùy vào từng quán ăn, nhà hàng mà sẽ có sự thay đổi nhất định.
Khách hàng thường sẽ chọn rất nhiều món khác nhau trong thực đơn theo món và người đầu bếp chỉ thực hiện món ăn sau khi khách hàng gọi món nên giá của các món ăn có phần cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp kiểu set menu (tiếng Pháp là carte du jour) trong thực đơn A la carte.
Một set menu khoảng 7 món được chọn từ những danh mục khác nhau hoặc những món đặc biệt, món mới… Kiểu set menu này rất được lòng khách hàng nhưng lại yêu cầu bộ phận bếp chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi bán.
- Thực đơn tự chọn ( Buffet Menu )
Buffet hay còn gọi là thiết kế thực đơn tự chọn, tiệc đứng được phục vụ theo kiểu khách hàng tự do đi lại và lựa chọn những món ăn hiện có theo sở thích của mình. Một buổi tiệc buffet thường có số lượng khách rất lớn có thể lên đến vài trăm người trong một buổi.
Hình thức tiệc buffet được nhiều người yêu thích bởi tính tự do, mọi người được chọn đồ ăn theo sở thích cá nhân và thoải mái giao tiếp với nhau trong khi ăn.
Khách hàng sẽ phải trả tiền trọn gói cho một bữa ăn và tính theo đầu người. Trong thực đơn buffet có rất nhiều món khác nhau, chính vì vậy yêu cầu đầu bếp và cũng như các bộ phận khác cần chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Thực Đơn Theo Bữa ( Table D’hôte )
Table d’hôte trong tiếng Pháp có nghĩa là bàn ăn của chủ nhà, nó còn được hiểu là set menu hay thiết kế thực đơn theo bữa. Một set menu đồ ăn có giá cố định và bao gồm nhiều món thông thường là 5, 7, 9… món. Thiết kế thực đơn này đầy đủ đồ ăn và đồ uống đã được chọn có giới hạn trước đó từ nhà hàng, quán ăn…
Table d’hôte thường được áp dụng cho các buổi tiệc cưới, hội nghị, gala dinner, tiệc gia đình… Điểm cộng của thiết kế thực đơn giá cả cố định nên thực khách dễ dàng biết được mình chi bao nhiêu tiền cho một bữa ăn.
Nguyên tắc thiết kế thực đơn
Thiết kế thực đơn được xây dựng bởi nhiều bộ phận khác nhau trong nhà hàng chứ không phải của riêng một mình người Bếp trưởng. Thực đơn phải phù hợp với đặc điểm mô hình kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, sắp xếp danh mục món ăn hợp lý, thích hợp mọi thời điểm, hiệu quả kinh tế cao, trình bày đẹp…
Để có thể thiết kế thực đơn hoàn thiện và cân bằng phải xét trên nhiều yếu tố khác nhau như thực phẩm, văn hóa ẩm thực, kỹ năng chế biến, cấu trúc…
- Hương vị món án
Thực đơn cần phải có kế hoạch thay đổi, làm mới giúp đa dạng hương vị món ăn, cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn. Hãy đưa vào thực đơn thật nhiều món ăn mang hương vị khác nhau giúp thực khách không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn là trải nghiệm ẩm thực.
- Kỹ năng chế biến
Bạn có thể đưa vào thiết kế thực đơn nhiều món ăn với các phương pháp nấu khác nhau. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận kinh doanh, thêm lựa cho khách hàng mà còn phân phối công việc đều hơn cho các công dụng cụ.
- Thực phẩm
Nên dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để làm phong phú hơn cho thực đơn. Người chủ kinh doanh cũng như đầu bếp cần phải nắm vững nhu cầu của khách để có thể lên thực đơn phù hợp với mong muốn cũng như điều kiện tài chính của khách.
Thực phẩm theo mùa là một lớn thế lớn để các đầu bếp tận dụng đưa vào thực đơn. Nó mang đến trải nghiệm mới cho thực khách, lợi ích kinh doanh, giá trị dinh dưỡng…
- Nhân sự phục vụ
Lên thiết kế thực đơn cần phải có sự phối hợp của nhân viên bếp và nhân viên phục vụ. Nếu không phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên sẽ gây nên những rắc rối trong quá trình vận hành, phục vụ khách. Nhân viên bếp sẽ không chuẩn bị đúng và đủ nguyên liệu chế biến còn nhân viên phục vụ thì không thể tư vấn tốt nhất cho khách khi order.
- Cơ sở vật chất
Khi lên thực đơn cần chú trọng đến yếu tố cơ sở vật chất mà nhà bếp hiện có. Khẩu chuẩn bị, chế biến phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất mới đảm bảo được chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ khách.
Quý khách có nhu cầu in sản phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ IN ẤN KHANG VIỆT
- Địa chỉ: 14 Tiền Chế, Cư Xá Phú Lâm A, phường 12, quận 6, Tp.HCM
- Hotline: 028.2232.4273 – 028.3751.3511
- Email: inkhangviet@gmail.com
- Website: https://inkhangviet.com/